Author

papiclassroom

慈悲與智慧

Từ bi và trí tuệ

一個禪者在河邊打坐時,聽到掙扎的聲音。睜開眼睛一看,是一隻蠍子正在水裏掙扎。 他伸手把它撈上來,被蠍子豎起的毒刺蟄了一下,他把蠍子放到岸上,繼續打坐。

Có một người thiện giả ngồi thiền ở bên sông, nghe thấy tiếng vùng vẫy. Mở mắt ra và nhìn, có một con bọ cạp đang vùng vẫy trong nước. Thiện giả đưa tay ra để vớt nó lên, mà bị chính nọc độc của bọ cạp đốt, thiện giả để bọ cạp ở bên bờ lại tiếp tục ngồi thiền.

過了一會兒,他又聽到掙扎的聲音,睜開眼睛一看,蠍子又掉到水裏了。 他又把牠救上來,當然又被蟄了一下。他繼續打坐。過了一會兒,他又有了相同的不幸遭遇。

Sau một lúc, thiện giả lại nghe thấy tiếng vùng vẫy, mở mắt ra và nhìn, lại là con bọ cạp đó lại rơi vào nước. Thiện giả cứu nó lên một lần nữa, dĩ nhiên lại bị đốt một lần. Thiện giả tiếp tục ngồi thiền. Sau một lúc, thiện giả lại có cảnh ngộ không may giống như vậy.

旁邊的漁夫說:「你真蠢,難道不知道蠍子會蟄人嗎?」

Ngư dân ở bên cạnh nói rằng: “Ngươi thật là ngu ngốc! Lẽ nào không biết bọ cạp sẽ đốt người chăng?”

禪者:「知道,被它蟄三次了。」

Thiện giả rằng: “Biết chứ, đã bị nó cắn ba lần rồi.”

漁夫:「那你為什麽還要救牠?」

Ngư dân: “Vậy tại sao ta vẫn muốn cứu nó?”

禪者:「蟄人是它的本性,慈悲是我的本性。我的本性不會因為它的本性而改變。」

Thiền giả: “Cắn người là bản tính của nó, từ bi là bản tính của tôi. Bản tính của tôi sẽ không vì bản tính của nó mà thay đổi.”

這時,他又聽到掙扎的聲音。一看,還是那只隻蠍子。 他看著自己腫起來的手,看看水裏掙扎的蠍子毫不猶豫地再次向牠伸出手去。

Lúc này, thiền giả lại nghe thấy tiếng vùng vẫy. Nhìn lại vẫn là con bọ cạp đó. Thiện giả nhìn về tay đã bị sưng của bản thân, lại nhìn về bọ cạp vùng vẫy trong nước, không do dự một chút nào hết lại đưa tay vớt nó.

這時,漁夫把一個乾枯的樹枝遞到他手上。禪者用這根樹枝撈起蠍子,放到岸邊。

Lúc này, ngư dân đưa cho thiện giả một cành cây khô. Thiện giả thì dùng cành cây khô này để vớt bọ cạp lên, để ở bên bờ.

漁夫笑著說:「慈悲是對的,既要慈悲蠍子,也要慈悲自己。所以,慈悲要有慈悲的手段。」

Ngư dân cười nói: “Từ bi là đúng, phải từ bi bọ cạp, cũng phải từ bi chính mình. Cho nên, từ bi phải có phương pháp của từ bi.”

保護好自己,才有資格善待別人。

Bảo vệ chính mình cho tốt, mới có tư cách đối xử tốt với người ta.

我很喜歡這個故事,這讓我想到人們常說的一句話:「這年頭,好人難做」。 是啊,好人行善,是他的本性。但行善的對象卻不一定也是善的;行善的結果也不一定是善果。 為什麽會這樣呢?正如漁夫所言:「慈悲要有慈悲的手段。」

Tôi rất thích câu chuyện này, nó khiến cho tôi nghĩ tới một câu nói mọi người thường nói: “Thời đại này, người tốt khó làm.”
Đúng vậy, người tốt hành thiện, đó là bản tính của họ. Nhưng đối tượng của việc hành thiện chưa chắc cũng là người lương thiện; kết quả của hành thiện cũng không nhất định là quả thiện. Tại sao sẽ trở thành như vậy? Chính như là lời nói của ngư dân: “Từ bi phải có phương pháp của từ bi.”

「慈悲是對的,既要慈悲蠍子,也要慈悲自己。」

“Từ bi là đúng, phải từ bi bọ cạp, cũng phải từ bi chính mình.”

實際上是在提醒我們: 首先要對自己負責,才能真正做到對其他人負責。 很難想像:一個連自己都照顧不好的人,怎麼可以照顧好別人? 保護好自己,才有資格和能力去善待別人。

Thực tế đó là đang nhắc nhở mình: Trước hết phải có trách nhiệm với chính mình, mới có thể thật sự có thể có trách nhiệm với người khác.” Thật khó để tưởng tượng: một người đến bản thân cũng chăm sóc không tốt thì làm sao có thể chăm sóc được người khác?” Bảo vệ chính mình cho tốt, mới có tư cách và năng lực để đối xử tốt với người khác.

最喜歡這兩句話: 「蟄人是它的本性,慈悲是我的本性。我的本性不會因為它的本性而改變」 「慈悲是對的,既要慈悲蠍子,也要慈悲自己。所以,慈悲要有慈悲的手段。」 不因別人的惡,而影響了自己的善,不因對方的言行,而影響了我們的心情或行為。

Thích nhất hai câu nói này: “Cắn người là bản tính của nó, từ bi là bản tính của tôi. Bản tính của tôi sẽ không bị thay đổi vì bản tính của nó.” “Từ bi là đúng, phải từ bi bọ cạp, cũng phải từ bi chính mình. Cho nên, từ bi phải có phương pháp của từ bi.” Không vì cái ác của người ta lại ảnh hưởng sự thiện của bản thân, không vì ngôn hành của đối phương lại ảnh hưởng tâm trạng hoặc hành vi của chúng ta.

智者,自己主宰自己的一切喜怒哀樂, 愚者,由旁人的言行來主宰自己的喜怒哀樂。 不要因別人惡的一面,而放棄了自己善的一面。

Trí giả (người có trí tuệ), nắm giữ tất cả hỉ, nộ, ai, lạc của chính bản thân. Ngu giả (kẻ ngu ngốc), để ngôn hành của người bên cạnh để nắm giữ hỷ, nộ, ai, lạc của chính mình. Đừng vì sự ác của người ta lại bỏ đi sự thiện của chính mình.

0 comment
0 FacebookTwitterPinterestEmail

幸福的家庭不爭對錯

Một gia đình hạnh phúc không tranh đúng sai

這個時代最高級的炫富,是家庭和睦。

Thời đại này sự khoa trương cao cấp nhất chính là sự hòa thuận trong gia đình.

知乎上有人問:幸福的家庭是什麽樣的? 最高贊回答是:幸福的家庭都不爭對錯。

Trên nền tảng xã hội Zhihu có người hỏi: Như thế nào là một gia đình hạnh phúc? Câu trả lời nhận được nhiều lượt yêu thích nhất là: gia đình hạnh phúc đều không tranh đúng sai.

很多人喜歡把家庭矛盾歸咎於「三觀不合」。

Rất nhiều người thích quy tội mâu thuẫn trong gia đình cho “tam quan bất hòa”.

可是,哪有那麼多的三觀相合? 更多的時候,只是不分對錯。

Tuy nhiên, ở đâu ra quá nhiều ba quan điểm tương hợp đến vậy? Phần lớn thời gian, chỉ là không phân đúng sai.

《辛普森一家》裏有一句話說的好:「親愛的,如果妳太好勝,永遠都不會快樂的。」

Trong bộ phim “The Simpsons” (Gia đình Simpson), có một câu nói nói rất hay: “Thân yêu à, nếu con quá hiếu thắng, con mãi mãi sẽ không thể được vui vẻ”

馬東主持節目時曾提及他的母親,他說,76歲的老母親,最喜歡做的一件事就是關燈,屋裏燈亮著,只要沒人在,她就第一時間關掉。馬東一開始還告訴母親,一開一關會影響燈的使用壽命,一直亮著也費不了多少電。但在發現母親每次說「好」,緊接著又關上之後,馬東再也不和母親計較這樣的小事。馬東說,節約用電已成為母親的思維定勢,就算妳告訴她不用隨時關燈的道理,她也改變不了自己過去積累下來的行為。

Mã Đông khi dẫn chương trình đã từng nhắc đến mẹ của ông ấy. Mã Đông nói: “Việc người mẹ 76 tuổi thích làm nhất chính là tắt đèn. Đèn trong nhà đang bật sáng, chỉ cần không có ai ở đó, mẹ sẽ ngay lập tức tắt đi. Lúc bắt đầu, Mã Đông còn nhắc mẹ, lúc tắt lúc bật sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ sử dụng của bóng đèn, đèn luôn sáng như vậy cũng không tiêu tốn bao nhiêu điện. Nhưng sau khi Mã Đông phát hiện mỗi lần mẹ đều nói: “Được”, rồi ngay sau đó lại đi tắt đèn, ông ấy đã không còn tính toán với mẹ những chuyện nhỏ nhặt như vậy nữa. Mã Đông nói, tiết kiệm điện đã trở thành cách suy nghĩ của mẹ ông ấy. Cho dù bạn có nói với mẹ một đạo lý rằng đừng tùy tiện tắt đèn, mẹ cũng không thể thay đổi hành vi đã được tích lũy từ trước đến giờ.

想想我們的父母親不也正和馬東母親一樣:

Nghĩ xem cha mẹ của chúng ta chẳng phải cũng giống như mẹ của Mã Đông hay sao,

妳可能一遍一遍地告訴他們,隔夜的剩菜不要再吃,可他們應聲之後,接著把剩菜放入冰箱; 妳可能一遍一遍和她們強調,不要再給孩子買零食,可她們答應之後,轉身會帶孫子去超市。

Bạn có thể dặn đi dặn lại với cha me rằng: Đừng ăn đồ ăn thừa để qua đêm, nhưng sau khi ba mẹ trả lời xong, liền đem đồ ăn thừa cất vào tủ lạnh. Bạn có thể nhấn mạnh nhiều lần với cha mẹ rằng đừng mua quà vặt cho trẻ con, sau khi đồng ý, lại quay người dẫn cháu đi siêu thị.

但很多人沒有像馬東那樣,做到不和父母爭對錯,而是冠以「三觀不合」,嫌棄他們墨守成規,甚至為了自認為「正確」的小事和父母爭的面紅耳赤,傷害了父母的同時,更是讓彼此有了隔閡。

Tuy nhiên, rất nhiều người không giống với Mã Đông - không tranh đúng sai với cha mẹ, ngược lại gán cho “tam quan bất hòa”, chê cha mẹ bảo thủ không chịu thay đổi. Thậm chí cho rằng bản thân “đúng đắn” chỉ vì chút chuyện nhỏ mà tranh với cha mẹ đến mặt đỏ tía tai, đồng thời tổn thương đến cha mẹ, càng khiến cho đôi bên có sự ngăn cách.

夏天的時候,同事劉儀和我抱怨過他的父親。他說,母親去世的早,農村夏天熱,好不容易讓父親來城裏避暑,結果閑不住的父親,第二天天不亮就去廣場撿礦泉水瓶。他告訴父親,他的做法會讓別人說兒子不孝順,父親說自己習慣了勞動,也過不來城市老年人的那些娛樂活動。兒子說父親不懂得享福,父親說兒子看不起自己,最後的結果是,老人摔門而出,回了老家。

Vào mùa hè, Lưu Nghi đồng nghiệp của tôi than phiền về cha của anh ấy. Lưu Nghi nói, mẹ anh ấy mất sớm, mùa hè ở nông thôn thời tiết nóng, không dễ dàng gì mới đưa được cha lên thành phố tránh nóng. Kết quả, người cha không nhàn rỗi nổi, sang ngày thứ hai khi trời vẫn chưa sáng đã liền đi quảng trường nhặt vỏ chai nước khoáng. Anh ấy nói với cha mình rằng, cha làm như vậy người ta sẽ nói con trai cha không hiếu thuận. Người cha nói bản thân đã quen lao động, lại không quen với những hoạt động giải trí của người cao tuổi thành phố. Con trai nói cha mình không biết hưởng phúc, cha lại nói con trai xem thường mình. Kết cục là người cha đóng sầm cửa ra đi, trở về quê cũ.

這樣的小事,誰對誰錯,根本不容爭辯。

Một chút chuyện nhỏ như vậy, ai đúng ai sai, căn bản không nên tranh biện.

子女應該明白,天下沒有不是的父母,即使他們的一些行為在妳眼裏,是不合時宜的,是有失體面的,但想想他們所處的生活環境,想想他們固有的生活習慣,這些小事就不再是事。

Con cái nên hiểu rằng, thiên hạ không có cha mẹ nào không đúng, cho dù trong mắt bạn một vài hành vi của cha mẹ là không hợp thời, là mất thể diện, tuy nhiên hãy nghĩ đến hoàn cảnh sinh hoạt của cha mẹ, nghĩ đến thói quen sinh hoạt vốn có của cha mẹ, thì những chuyện nhỏ nhặt này sẽ chẳng là vấn đề.

《禮記》中說到「孝子之養」,首先是「樂其心」,就是讓父母心情快樂。只要父母開心,一些無關緊要的事,就順著他們好了,包容和理解父母,不和父母爭對錯,就是最好的孝順。

Trong “Lễ Ký” có nói đến “Hiếu tử chi dưỡng”, đầu tiên là “lạc kỳ tâm”, chính là khiến cho tâm tình cha mẹ được vui vẻ. Chỉ cần cha mẹ vui vẻ, đối với những việc không phải rất quan trọng, thì chỉ cần thuận theo cha mẹ là được, bao dung và hiểu cha mẹ, không tranh đúng sai với cha mẹ, chính là sự hiếu thuận tốt nhất.

0 comment
0 FacebookTwitterPinterestEmail
  • 1
  • 2